5 bí quyết vận dụng mã vạch trong y tế
Việc sử dụng mã vạch trong y tế đã được ủng hộ và xúc tiến từ những năm 1970. Cộng đồng thông tin và quản lý y tế (HIMSS) đã nhấn mạnh về vai trò của mã vạch. Nó hỗ trợ giảm thiểu lỗi trong quá trình khám bệnh, từ đó đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Nhưng việc vận dụng nó một cách chính xác cũng là một vấn đề không phải một đến hai ngày. Vậy nên bài này sẽ đi vào một số tips ứng dụng mã vạch này trong lĩnh vực y tế. Một chuyên viên kỹ thuật nên làm gì để ứng dụng tốt nhất công nghệ mã vạch vào mặt này?
Tổng hợp 5 lưu ý khi vận dụng mã vạch trong y tế
Mình sẽ đi vào bài này theo định hướng quản lý hồ sơ lưu trữ. Nó bao gồm việc quản lý tài liệu như yêu cầu đặt hàng, kết quả xét nghiệm, và biểu đồ bệnh nhân. Hồ sơ bệnh án cũng không ngoại lệ trong công tác quản lý này.
1. Hiểu rõ nền tảng phần mềm
Khi bản sử dụng mã vạch trong y tế, thì điều đầu tiên là nên hiểu về nền tảng. Một trong số đó là hệ thống lưu trữ hồ sơ điện tử (EHR). Việc ứng dụng nó lên 3 nền tảng để bàn, website hay điện thoại cần sự tường tận sâu sắc. Xem qua ví dụ khi bạn làm hồ sơ điện tử cho bệnh nhân truy cập nền tảng website. Bạn cần xem nền tảng nào hay được sử dụng và dễ tích hợp nhất. Có nhất thiết phải hạn chế người sử dụng một trình duyệt hay không? Hay nên hỗ trợ các trình duyệt khác nữa?
Ứng dụng này sẽ giúp nhân viên y tế và khách hàng truy cập thông tin đúng và cần thiết. Nhân viên sửa và thêm bệnh án, bệnh nhân xem thông tin và báo cáo nếu có sai sót. Tất cả không cần bệnh nhân đến trực tiếp để báo cáo hay bản hồ sơ được in ra giấy. Từ đó trải nghiệm khách hàng tại cơ sở của bạn sẽ được cải thiện.
Sau khi hiểu rõ về chúng rồi, bạn có thể thiết lập trình ứng dụng mã vạch tương ứng. Công nghệ API là công cụ hỗ trợ điển hình. Thư viện nguồn mã vạch có khá nhiều, như Zxing (Zebra Crossing). Chúng giúp bạn nhận diện mã vạch và quét dễ dàng. Cách thứ 2 là sử dụng SDKs, bạn có thể xem ở bài viết này. Khi ứng dụng, khách hàng hay nhân viên quét mã vạch là đến trang cần tìm.
2. Sử dụng đúng loại mã vạch trong y tế
Chọn mã vạch chính xác cũng như bạn chọn đúng nhân trong ổ bánh mì vậy. Mã vạch 1D trước đây rất được sử dụng ở trong ngành y tế. Tuy nhiên với nhu cầu ngày càng tăng cao và thông tin lưu trữ càng nhiều thì nó không còn được ưa chuộng. Mã vạch 2D như QR đã dần thay thế trong việc cung cấp là lưu trữ nhờ vào bảo mật. Mã 2D cũng có lợi thế so với 1D là có thể in trong không gian hẹp. Nên bạn không cần có quá nhiều mã vạch cho 1 thông tin.
Dù bạn lựa chọn mã vạch nào để hoạt động, hãy đảm bảo bạn phân tích chính xác các yêu cầu của mình để đáp ứng tất cả các nhu cầu công việc. Một mã vạch có thể dùng cho đa số các quá trình. Nhưng đôi lúc một quá trình yêu cầu một mã vạch, nhưng quá trình khác lại cần một mã vạch khác. Bạn cũng nên nghiên cứu những loại máy quét mã vạch phù hợp cho từng loại mã vạch. Vì việc lựa chọn máy quét mã vạch 1D hay 2D cũng phụ thuộc vào công đoạn chọn mã. Và nhớ chú ý các tiêu chuẩn mã vạch về y tế GS1.
3. Hình ảnh mã vạch trong y tế của bạn là quan trọng
Hình ảnh, dù là nghĩa đen hay bóng thì cũng được chú ý. Và nó lại càng gấp đôi trọng lượng khi nói đến mã vạch. Chất lượng in mã vạch giúp cho các thiết bị quét chúng dễ dàng nhận diện chúng hơn. Với những mã vạch in trên hàng hóa thông thường thì chế độ tiêu chuẩn đã luôn là 203 dpi. Nhưng đối với ngành y tế hay các thiết bị điện tử nhỏ, thì từ 300 dpi luôn là chất lượng nhỏ nhất. Bạn cũng không nên phá vỡ chất lượng hình ảnh để tiết kiệm chi phí.
Một điều nữa bạn nên chú ý là mã vạch cần phải hoàn chỉnh trước khi được quét. Nghe có vẻ nhàm chán nhưng chuyện mã vạch không hoàn chỉnh có xảy ra. Và chi phí làm lại một mã vạch là không hề dễ dàng.
Việc giúp cho bệnh nhân quét và sửa chữa thông tin nếu có sai sót. Từ đó sẽ có những mã vạch chứa thông tin chính xác hơn. Đó cũng là một cách khi bạn sử dụng EHR.
Nếu bạn chưa rõ một mã vạch cần tiêu chuẩn khung nào, thì có thể tham khảo link này.
4. Tối ưu phần quét mã vạch trong y tế
Ngoài việc tối ưu hóa mã vạch thì phần mềm cầu nối giữa nó, người dùng và hệ thống cũng không thể ngó lơ. Nếu bạn có một mã vạch chuyên dùng trong đa số các quy trình của mình, thì có thể thiết lập quét ngay. Điều này sẽ tiết kiệm thời gian trong quy trình đăng ký vì không phải kiểm tra mã vạch.
Một điều nữa bạn có thể lưu ý là khi scan một văn bản có mã vạch hệ thống scan rất khác. Nếu bạn thiết kế mã vạch của mình chỉ nằm một vị trí nhất định? Vậy thì bạn có thể điều chỉnh hệ thống quét văn bản ở vùng có chứa mã vạch đó. Nên làm vùng rộng hơn để tránh lệch hay sai sót. Bệnh nhân hay nhân viên sử dụng chỉ cần để đúng vị trí mã vạch là được.
5. Nghiên cứu, phân tích và thử nghiệm liên tục
Việc bạn làm nên một hệ thống kết nối nhiều bộ phận trong lĩnh vực y tế, hay nhỏ hơn là bệnh viện thì không hề dễ dàng. Bạn muốn giảm thiểu lỗi nhiều nhất có thể? Vậy thì các bộ phận nên làm việc với nhau trước và sau khi đưa mã vạch trong y tế vào vận hành. Một lần chạy thử nghiệm để xem ứng dụng có tương thích với các nền tảng khách hàng dùng hay không. Điều này có thể bao gồm máy trạm, trình duyệt, máy quét hình phẳng hoặc webcam.
Một điểm cần kiểm tra sự tương thích là đối với các loại máy quét mã vạch y tế. Bạn cần xem chúng có quét và đưa thông tin vào phần mềm EHR bạn tạo ra không. Sau đó là tiếp tục thử nghiệm và kiểm tra xem thông tin có được đưa vào hay xuất ra chính xác. Hay đúng hơn là có thêm, cập nhật hay chỉnh sửa được nếu có lỗi hay không.
Nếu tất cả 5 điều trên được đảm bảo, thì bạn đã thành công tối ưu mã vạch trong y tế rồi. Nhiều năm qua ngành y tế đã luôn luôn đi song song với mã vạch. Đa số người bảo rằng chúng không có tác dụng nhiều với ngành chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân sẽ gặp nguy hiểm nếu không được chuẩn đoán và theo dõi đúng. Và mã vạch là một công nghệ quan trọng để có được chính xác này.
Tham khảo: 5 máy quét tôt nhất cho các cơ sở y tế
Comments