Mã vạch hàng hóa đầu tiên trên thế giới
Mã vạch đã ở cùng với chúng ta đã được hơn 60 năm rồi đấy! Và từ những năm đầu tiên mà nó ra đời, mã vạch hàng hóa đã giú ích không biết bao nhiêu doanh nghiệp. Thế nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi mã vạch đầu tiên được đưa lên hàng hóa là lúc nào không? Và mã vạch đầu tiên được sử dụng đó là mã vạch nào? Mình sẽ đi qua về vấn đề đó nhé! Mong rằng bạn sẽ thấy thú vị về fun fact nho nhỏ của mã vạch này.
Mã vạch hàng hóa đầu tiên được sử dụng
1. Sản phẩm đầu tiên sử dụng mã vạch là… sing gum?
Chuyện xảy ra vào ngày 26/06/1974 tại một thành phố tên Troy ở bang Ohio. Một sản phẩm lần đầu tiên đã được quét mã vạch. Người quét là một nhân viên tại siêu thị tên Sharon Bucarnan. Và sản phẩm đầu tiên được quét tại đó là… một bao sing gum hiệu Wrigley's Juicy. Đúng vậy, mình cũng thấy lạ và có phần bán tín bán nghi. Nhưng đó là sự thật, chỉ một vỉ đựng sing gum mà thôi.
Vào thời điểm đó thì dùng một loại máy quét tia laser để quét. Máy sẽ nhận diện thanh mã đen và khoảng trắng, từ đó mà đọc được code sản phẩm. Sau đó mới đưa vào máy tính để bàn và đối chiếu với cơ sở dữ liệu. Từ đó với xuất ra giá và thông tin khác. Bạn có thể tham khảo cách decode một mã của một máy quét trong link này.
Mã vạch đầu tiên đó được gọi là Universal Product Code, viết tắt là UPC. Nó cũng là điều mà mà mình chuẩn bị nói đến sau đây.
2. Mã vạch hàng hóa đầu tiên là mã UPC
Mã vạch sản phẩm đầu tiên được in lên chính là mã UPC. Mã vạch thị trường đầu tiên làm ra vào năm 1974. Nó là người thừa kế chính thức của mã đọc bởi máy tính năm 1949. Mã năm này được phát triển bởi Bernard Silver và Norman Joseph Woodland. Sau này tập đoàn IBM của Mỹ mới lấy nó làm tiền đề và làm ra UPC này.
Kích thức tiêu chuẩn lúc đó là 1.5 inch x 0.9 inch. Mã được cấu tạo như mình đã nói đến ở trên. Đó là động lực cho các loại mã vạch 1D khác như EAN, UPC-E sau này. Thông dụng nhất là EAN-13 dùng cho mã vạch các nước trên thế giới. Ví dụ một số nước nhanh chóng theo kịp là Anh, Nhật, Trung Quốc, Đức, Nga và các nước Châu Âu.
3. Tại sao lại in mã vạch hàng hóa đầu tiên lên Sing-gum?
Chắc bạn vẫn thắc mắc là in đâu không in lại in lên Sing-gum? Và phần này chỉ dành để trả lời câu hỏi đó. Marsh, siêu thị nơi mà sản phẩm đó được quét mã vạch đã chọn sản phẩm đó. Người chọn là Clyde Dawson thuộc phòng Nghiên Cứu và Phát Triển (R&D). Và đó không phải là sự ngẫu nhiên hay chọn đại mà không có lý do đâu.
Dawson giải thích rằng ông chọn sản phẩm đó là vì nó nhỏ. Nhỏ này không phải để gia tăng độ khó. Mà để chứng minh rằng có thể in mã vạch lên các sản phẩm nhỏ. Đó cũng là nhu cầu để sau có những loại mã vạch in lên những thứ còn nhỏ hơn cả vỉ sing-gum. Vi mạch máy tính, chip đồ họa hay chip nhỏ trong CPU cũng không thoát mã vạch sản phẩm đâu nhé!
4. Cấu hình đi cùng để quét mã vạch hàng hóa
Như bạn cũng biết, để có thông tin về giá hay sản phẩm hiển thị thì cần nhiều hơn. Một chiếc máy có đầu đọc mã vạch là chưa đủ. Kèm theo đó là những dây nối, máy tính, cổng giao tiếp hay cơ sở dữ liệu. Vào thời điểm đó, siêu thị này cũng có cấu hình tương tự. Nhưng nó đi với cái giá không hề nhỏ.
Một cấu hình đầy đủ và chính xác như vậy thì chi phí vô cùng cao. Máy tính vào những năm 70 vẫn là những máy to bản. Nên phí mua nó lên tới cả nghìn đô la. Chưa kể cân nặng và độ khó di chuyển của nó. Nên ở Mỹ vào những năm 70 hầu như không có siêu thị nào sử dụng công nghệ này. Chỉ có Marsh là có một dàn thiết bị đọc mã được thiết lập như thế.
Mãi đến những năm 80s của thế kỉ 20 thì chuyện này mới thay đổi. Khi giá thành thiết lập có phần giảm đi, thì các doanh nghiệp mới bắt đầu sử dụng. Kèm theo đó là sản xuất quy mô lớn dẫn đến nhu cầu quản lý chặt chẽ tăng cao
5. Ảnh hưởng của mã vạch hàng hóa đầu tiên
Khi các doanh nghiệp bắt đầu thấy được sự tiện lợi của nó, thì mọi thứ thay đổi. Sản xuất hàng loạt bắt đầu đi vào hoạt động và bắt đầu sử dụng mã. Zebra là một trong những công ty sớm nhất về mã vạch tại Mỹ. Chỉ 5 năm sau khi mã ra đời, thì Zebra bắt đầu in những mã vạch đầu tiên. Cũng chính đó là công ty mang những máy in mã vạch công nghiệp Zebra ra ngoài thế giới.
Amazon, công ty thương mại điện tử hàng đầu cũng sử dụng mã vạch sản phẩm. Cứ mỗi lần đến điểm check in hoặc out thì mã vạch hàng hóa được quét. RFID cũng ứng dụng một phần từ mã vạch để theo dõi hàng hóa.
Sự biến đổi từ mã UPC tạo tiền đề để xác định xuất xứ của sản phẩm. Các mã EAN-13 hay ISBN, ISSN là minh chứng rõ ràng nhất cho điều đó. Các mã vạch 1D khác nữa cũng từ đó mà được phát minh ra.
6. Công ty may mắn có sản phẩm được chọn giờ ra sao?
Nếu bạn có thắc về Wrigley's Juicy thì có thể đọc phần này. Công ty có sản phẩm đấy hiện tại vẫn đang tiếp tục cho ra những sing gum chất lượng. Bằng chứng là những lại sing-gum như double-mint bạn đang ăn là của công ty đó đấy! Những sản phẩm của Wrigley vẫn được đông đảo người tiêu dùng đánh giá cao.
Còn về thứ sản phẩm đầu tiên được in mã vạch thì sao? Có vẻ như nó vẫn được chứng kiến mã vạch thay đổi như thế nào. Một bao sing-gum trong lô Wrigley's Juicy Fruit Chewing Gum vẫn ở trong viện bảo tàng Smithsonian ở Washington DC, Mỹ.
Đó là đôi điều về mã vạch công nghiệp đầu tiên được sử dụng trong sản phẩm. Nhìn có vẻ đơn giản nhưng nó đã có một ảnh hưởng không ngờ phải không? Bạn có thể ghé qua viện bảo tàng để xem qua mặt hàng này để chiêm ngưỡng mã vạch hàng hóa đầu tiên.
Comments