Check mã vạch 1D trên thế giới – Các biến thể khác
Nếu nói về các loại mã vach thì bạn chỉ nghe đến 1D hay 2D. Tuy nhiên nếu bạn đi sâu thật sâu vào, thì nó lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Mã là 2 loại, nhưng trong mỗi loại sẽ có nhiều mã khác nữa. Và đại diện cho điều đó chính là mã 1D. Loại mã này vẫn ở trong rất nhiều sản phẩm. Và không phải sản phẩm nào cũng có chung một loại mã này. Vậy để check mã vạch 1D là loại nào thì cần một danh sách để so sánh đấy. Và bài này là lý do cho việc đó. Bài này sẽ khá dài, nên bạn đừng bỏ cuộc vội nhé!
Nếu các bạn chưa biết về mã vạch 1D, có thể tham khảo bài viết về nó mà mình để link ngay phía dưới.
Một bài mình đọc được có nói về các loại mã vạch 1D khác được các nước dùng trên thế giới. Tuy nhiên đó vẫn là một trong số ít mà thôi. Bài này mình sẽ đi hết về tất cả chúng. Tránh thời gian dài dòng của bạn, cùng vào luôn nào.
GS1-128 là một biến thể của mã 128 thông thường. Loại mã này bạn sẽ gặp chủ yếu ở những hàng hóa dùng cho thương mại hoặc công nghiệp. Ví dụ điển hình là các bản màu. Mã GS1-128 chứa nhiều trường thông tin trong 1 mã đó.
Ví dụ như bạn có mã số của một bản màu công nghiệp là (01) 01234567890128 (15) 051231. Thì thông tin sản phẩm nằm ở 14 chữ số. Các số sau cùng mà không ở trong ngoặc ám chỉ ngày xuất hoặc cân nặng của nó.
Các số trong ngoặc gọi là số AI (Application Identifiers) và dãy số đằng sau nó là số dành cho AI đó. Ví dụ phía trên, 14 số EAN sau là số cho số AI (01). Và sáu số sau cùng là số cho AI (15).
Với một mã vạch dài và có nhiều trường thông tin, thì có thể bạn phải dùng mã lệnh FNC1. Mã này thông báo với máy quét mã rằng AI này sắp đóng. Sau mã này 1 AI mới sẽ mở. Ví dụ ở trên có thể ghi thành như sau: (01) 01234567890128 <FNC1> (15) 051231.
Mã AI có nhiều kiểu định dạng khác nhau. Tùy theo thông tin được cung cấp thì sẽ có những mã AI khác biệt. Để tra mã vạch và nhận ra thông tin được gửi gắm cũng không quá khó khăn. Những mã AI sẽ cho bạn biết rằng thông tin được mã hóa sau nó là về cái gì.
Tiếp tục với ví dụ phía trên. Có 2 mã AI là (01) và (15). Mã (01) kí hiệu mã GTIN, nên sau đó là 14 chữ số cho mã này. (15) ám chỉ rằng thông tin tới là Best Before Date (Hạn sử dụng tốt nhất là đến ngày mấy). Một số mã thông tin phía sau AI sẽ rất dài, có thể lên đến 90 số. Bạn có thể tham khảo các mã AI trên Wikipedia.
So với mã EAN 13, EAN 14 có cấu tạo khác một chút. Mã hay được sử dụng cho hàng hóa được giao dịch. Mã GTIN-14 luôn có độ dài là 14 kí tự. 14 kí tự số được phân bổ theo cấu trúc sau:
Ký tự đầu tiên là số đóng gói (Packaging Indicator) của mã EAN-128. Có số từ 1 đến 8. Số 9 là là một vật được đính giá vào yếu tố của chính nó (ví dụ cân nặng). Nếu là số 0, thì nó là số lấp (Initial Padding Zeros). Nếu bạn thấy dãy GTIN hay EAN có số 0 mở đầu (sau số AI cho GTIN) thì nó có thể là dạng mã GTIN-13 hoặc 12 mã hóa lên 14. Số đóng gói này với mã 14 biểu thị mức đóng gói của một sản phẩm.
12 số sau là thông tin về sản phẩm. Thường được cấu tạo theo 3 – 4 – 5. 3 số đầu chỉ đất nước của nó. 4 số sau chỉ công ty, 5 số chỉ sản phẩm.
Số còn lại là số kiểm tra, số được tính theo Modulo 10. Là cách tính cộng số vị trí chẵn và lẻ.
Mã vạch ITF-14 là biến thể của GS1 đưa vào mã vạch 2 of 5. ITF chính là viết tắt của Interleaved 2 of 5. Mã này dùng cho những thùng carton hoặc bản này có sản phẩm bên trong dùng mã EAN-13. Một kí tự số nữa được đặt trước EAN 13 này để biểu thị cách đóng gói.
Ví dụ về một mã vạch ITF – 14 là 0 950110153000 3. Trong bảng số mã vạch các nước bạn nhìn ra là 950 là mã vạch văn phòng toàn cầu (Global Office). Mình phân ra như vậy là để ám chỉ cấu trúc sau:
Số đầu tiên – số 0 là là số đóng gói. Trường hợp này là 0, nên nó là số Padding Zero.
12 số tiếp theo là thông tin sản phẩm (xuất xứ, công ty, sản phẩm..).
Số cuối cùng là số kiểm tra.
Serial Shipping Container Code (Mã Vận Chuyển) được sử dụng trong suốt quá trình chuỗi cung ứng. Nó hỗ trợ không nhỏ trong quá trình này. Bạn có thể tham khảo vai trò trong chuỗi cung ứng của nó. Chủ yếu má này giúp điều khiển và giám sát nội bộ. Ở Đức họ gọi mã vạch này là nã NVE (Nummer der Versandeinheit).
Mã có cấu tạo 18 kí tự số và được cấu trúc như sau:
2 số đầu trong ngoặc là số AI. Đây cũng là điểm nhận ra mã SSCC khi bạn xem mã vạch của nó. Vì thông thường chỉ có 1 số AI thôi.
1 số đầu tiên sau số AI là số mở rộng. Tiêu chuẩn thường là số 3. Số này không hẳn có logic nào. Nó dùng để tăng dung lượng của số Serial.
7 – 10 số tiếp theo là số nhận diện công ty có container đó.
6-9 số sau số công ty là số nhận diện chính container đó. Số này được GS1 cung cấp sau khi đăng kí.
Số cuối cùng là số kiểm tra, dĩ nhiên vẫn sử dụng Modulo 10.
SSCC cũng được sử dụng trong ASN (Advance Ship Notice) khi trao đổi dữ liệu điện tử.
Đây cũng không hẳn gọi là một biến thể của mã 1D. Nhưng khi ai nhắc đến thì bạn có thể nhận ra ngay. Mã JAN là viết tắt của Japanese Article Numbering. Nó đơn giản chỉ là mã vạch EAN-13 mà 2 số đầu tiên là 45 hoăc 49 đại diện cho Nhật Bản. Bạn có thể xem qua các số mã vạch các nước trên thế giới sẽ thấy số 45 hay 49 này.
Hay loại mã vạch này có phần….hơi kì quái một chút. Lý do là vì cả 2 không hề có số kiểm tra. Và bạn cũng không dùng các máy đọc mã vạch để xem mã được. Lý do là vì chúng là dạng mã tiện ích mở rộng (Add-ons). Chúng phải đi cùng mới mã EAN-8, 12 hoặc 13 thì mới được.
Mã EAN-5 là mã mở rộng dùng cho giá của các quyển sách bán trên thị trường. Nên bạn sx thấy mã này đi kèm với mã ISBN. Bạn có thể đọc một chút về mã ISBN tại phần cuối của post này.
Tra thử mã sô của mã vạch dưới hình nhé. Kí tự số đầu tiên của EAN-5 sẽ nói cho bạn biết đơn vị tiền tệ. Ở đây là số 0, thì ám chỉ của nó là GBP (Bảng Anh). Bốn số còn lại miêu tả số tiền đó bằng cách lấy 4 số đó chia cho 100. Ở đây là 1895, thì giá là 18,95 bảng Anh.
Nếu số đầu tiên là ngoài số 0 thì bạn tham khảo các số này:
0 và 1 ám chỉ Bảng Anh
3 ám chỉ dollar Úc
4 là dollar New Zealand
5 là dollar Mỹ
6 là dollar Canada
Mã EAN2 cũng tương tự như EAN-5 là mã mở rộng. Nhưng nó được dùng để ám chỉ số ấn bản của một tạp chí, sách, hoặc ấn bản định kì. Nó giúp những nhà xuất bản hay cửa hàng bán chúng biết được sản phẩm và ấn bản số mấy của nó đã được bán.
Bạn có thể nhận ra mã EAN-2 này khi bạn nhìn thấy một cột mã vạch nhỏ hơn mã chính. Và phía trên cột đó có 2 số thôi.
Đây cũng là một mã khá đặc biệt. Mã vạch EAN-99 này bạn sẽ dễ nhận ra khi kiểm tra mã số của nó. Nó bắt đầu bằng số 99. Mã này là mã của các coupons áp dụng tại một số cửa hàng. Và chỉ khi bạn vào cửa hàng đó mới có sản phẩm mang mã này.
Hiện tại cac công ty đều có mã cho sản phẩm của họ. Nên hầu như mã số mã vạch này đã hầu như bị bỏ qua. Một điểm bạn dễ nhận ra là mã EAN Velocity có 8 kí tự số và luôn bắt đầu bằng số 0. Modulo 10 cũng áp dụng cho mã này. Vì cũng là biến thể của EAN-8 nên bạn có thể dùng máy chuyên đọc mã để quét.
Mã này năm trong danh sách một số mã cố định. Đây là viết tắt của “International Standard Book Number”. Mã này tương tự như mã EAN-13 thông thường nhưng dành riêng cho sách. Tuy nhiên nó luôn bắt đầu bằng 978 hoặc 979 là số dành riêng cho loại mã này. Có 3 loại mình sẽ nói đến sau đây:
ISBN-13: Đây là loại mã thông dụng vẫn được sử dụng cho đến hiện tại, bắt đầu từ 01/01/2007. Cấu trúc là mã EAN 13 và một mã số ISBN phía trên mã vạch.
ISBN-13 Dual: Đây là mã trung gian, dùng cho giai đoạn chuyển đổi từ mã ISBN-10 lên ISBN-13. Nên bạn sẽ thấy có 2 mã ISBN là 10 và 13 phía trên mã vạch.
ISBN-10: Nó là mã ISBN đầu tiên sử dụng vào khoảng 01/01/2005 đến hết năm 2005. Thời đó ISBN có 10 kí tự số. Sau này chuyển dần lên 13.
Ba loại mã số trên có thể hơi khác nhau. Nhưng cấu tạo của chúng cũng khá tương tự nhau. Một mã số được phân thành mục như sau:
3 số đầu là mã số mã vạch ISBN (978 hoặc 979) - EAN
số tiếp theo ám chỉ nước hay nhóm nước mà nó thuộc về - Group.
số tiếp thể hiện nhà xuất bản của cuốn sách - Publisher.
Số nữa là tiêu đề hay thông tin khác của sách - Title.
1 số cuối là số kiểm tra - Check Digit.
Điều này cũng tương tự cho số ISBN ở phía trên của mã vạch. Do số kí tự cho mỗi phần dao động nhiều nên không có số lượng kí tự số rõ ràng. Ví dụ như số ám chỉ nhóm nước có thể lên đến 5 số. Bạn có thể tham khảo Wikipedia về các mã số này.
Để tra mã vạch và tính số kiểm tra thì bạn áp dụng Modulo 11 cho ISBN-10 và Modulo 10 cho ISBN-13.
Đây là 2 loại mã mà Deutsche Post AG (DHL) hay sử dụng trong quá trình giao hàng của họ. Các mã vạch 1D này căn bản là Interleaved 2 of 5. Tuy nhiên cách tính số kiểm tra khác hoàn toàn. Từ đó mà sẽ có mã khác nhau hoàn toàn.
Mã Interleaved check số kiểm tra bằng các nhân tổng các số lẻ cho 3. Trong khi đó Ident và Leit tính bằng cách nhân tổng số lẻ cho 4 và tổng số chẵn cho 9.
Đó là những biến thể của mã vạch 1D mà bạn có thể sẽ gặp phải trong quá trình làm việc của mình. Và đa số các mã này có thể đọc được bằng một số máy quét mã vạch hiện đại. Nên bạn cũng không lo lắng là phải tìm một máy đọc đắt tiền đâu.