top of page

Giải pháp quét mã vạch 2D và trải nghiệm khách hàng

Với thời đại công nghệ 4.0 và sự phát triển của kỹ thuật, các doanh nghiệp luôn tìm giải pháp cải thiện trải nghiệm khách hàng. Mỗi công ty có thể sử dụng một cách khác nhau. Nhưng đây là về mã vạch, nên mình sẽ nói đến giải pháp quét mã vạch 2d. Từ khi mã vạch nói chung và 2d nói riêng được ứng dụng, đã có rất nhiều sự thay đổi lớn. Vậy mã vạch 2d đã ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng ra sao? Tương lai của giải pháp này là gì?

giải pháp quét mã vạch 2d - giới thiệu
Công nghệ này thay đổi trải nghiệp người dùng ra sao?

Cách công ty mong muốn kết nối với khách hàng của họ một cách cá nhân hơn. Họ đang cố gắng đầu tư công nghệ để cung cấp dịch vụ và giao dịch phù hợp với từng cá nhân. Các ki-ốt tự phục vụ và bảng hiệu tương tác kĩ thuật số được lắp đặt. Người sử dụng có thể hoạt động trên máy đó mà không cần nhân viên có mặt để hỗ trợ.


Các nhà sản xuất ki-ốt cũng sẵn sàng cải tiến thêm thiết bị của mình và tung ra thị trường. Các thiết bị này đều đã được tích hợp với công nghệ đọc hình ảnh 2D. Chúng được xây dựng với một tiêu chuẩn duy nhất. Đó chính là các công tác được phân quyền (hay mô đun hóa). Chúng cũng dễ tích hợp hơn và có thể nắm bắt danh tính của người dùng với độ chính xác cao hơn. Nói thẳng ra, chúng đang tiến gần hơn trở thành một thiết bị quét mã vạch.


giải pháp quét mã vạch 2d - ki-ốt
Những máy có thiết bị quét đang trở nên phổ biến hơn

Một ví dụ rõ ràng là hệ thống chứng minh thư ở Thổ Nhĩ Kỳ. Người dân có thể trình diện ID có mã vạch này. Sau đó các ki-ốt hay thiết bị tự hành quét nó và nhận diện ra ngay lập tức. Công nghệ đó cũng được áp dụng với bằng lái xe hay thẻ khác. Việt Nam hiện tại vẫn đang ứng dụng nó, bằng chứng là căn cước công dân có mã 2D mặt sau.

Chưa có một công nghệ nào chính xác bằng công nghệ mã vạch 2D này. Chúng có mặt mọi nơi và hỗ trợ cho việc truy cập. Nói chính xác hơn, khách sẽ không mất thời gian truy cập nữa. Một ví dụ chính xác là sân bay. Du khách có thể đưa mã vạch 2D của mình trên vé máy bay nhằm mục đích an ninh. Thông tin mã hóa trên mã vạch được quét và đối chiếu với dữ liệu. Sau đó truyền đến nhân viên an ninh, làm việc kiểm tra trở nên dễ dàng hơn.

Ví dụ thứ 2 là những sự kiện âm nhạc hay rộng hơn là sự kiện có trả phí. Những chiếc thẻ tham dự có lưu thông tin hay mã số của đơn hàng hay loại vé. Sau đó khách hàng được yêu cầu nhìn vào camera. Điều này sẽ gán khuôn mặt của khách hàng với thông tin đó. Khi khách có việc ra ngoài và quay lại, sẽ không mất thời gian chứng minh vé là của mình nữa. Khả năng giải mã 2d sai là 1 phần hàng triệu nên hầu như không sợ sai sót. Bạn có thể tham khảo bài viết về giải mã 2d bằng tay này.

Giải pháp quét mã vạch 2D cũng tác động đến quá trình mua hàng của khách. Các coupon đã được sử dụng từ rất lâu để lôi kéo sự chú ý từ khách hàng. Nhưng đến gần đây thì các coupon mới có khả năng giúp hệ thống chỉ đích danh từng cá nhân mua sắm. Các coupon hiện tại đã được cung cấp về các thiết bị di động để quét hay thao tác. Thông tin trên coupon là cầu nối giữa dữ liệu số và cửa hàng. Cửa hàng không cần phải nhập thông tin bằng tay. Đồng thời tránh trường hợp trùng thông tin.

giải pháp quét mã vạch 2d - coupon

Chưa dừng lại ở đó, trên các sản phẩm tại cửa hàng cũng có mã vạch 2D. Mã vạch này chứa thông tin của sản phẩm trên website. Chỉ quần quét mã vạch trên điện thoại là khách được cung cấp thông tin. Từ đó có thể gây hứng thú và tăng thêm doanh thu.


Đi lên một bước mới hơn nữa là các ki-ốt cũng có khả năng quét mã vạch trên coupon. Từ đó, chúng thu thập thông tin về những điều thu hút khách hàng nhất. Ví dụ như ki-ốt ở cửa hàng quần áo thì lưu thông tin về kích cỡ quần áo hay giày của du khách. Ở Mỹ, một số cửa hàng tạp hóa trang bị ki-ốt hiện đại. Không chỉ hỗ trợ khách tự check-out, máy còn cung cấp thông tin nữa. Khi mã vạch của sản phẩm được quét bởi khách hàng, kiosk có thể cảnh báo cho khách hàng nếu mặt hàng đó có chứa thành phần không mong muốn hoặc có hại.

giải pháp quét mã vạch 2d - ki-ốt

Bảo mật thông tin khi giao dịch là điều mà khá nhiều khách hàng lưu tâm. Trong những trường hợp này, một người có thể tự nhận dạng mình bằng cách quét thẻ ID của mình tại ki-ốt. Sau đó hệ thống thực hiện xác thực hai yếu tố thông qua một mã duy nhất. Và mã này được gửi đến điện thoại thông minh của cá nhân đó.


Điều quan trọng là khi lấy thông tin thừ thẻ ID, thông tin này sẽ được mã hóa trước khi đưa lên hệ thống. Trước đó, đa số những thông tin cá nhân được kết nối với điện toán đám mây. Cách này vô tình khiến thông tin nhận dạng cá nhân gặp rủi ro. Các giải pháp liên quan đến mã 2D này mang lại truy cập an toàn và hiệu quả hơn. Quá trình này cũng được hỗ trợ bảo mật nhờ mã qr.

giải pháp quét mã vạch 2d - giao dịch
Giờ đây chỉ một lần quét là bạn đã mua được món hàng của mình

Trung Quốc đã áp dụng hình thức này qua các thẻ căn cước hay thẻ mua hàng. Tài khoản ngân hàng và thông tin cá nhân được kết với thẻ mua hàng đó. Chỉ cần một lần quét là giao dịch được thực hiện, tiền trong tài khoản sẽ ghi nợ và tự trừ sau đó. Ở Việt Nam, đơn vị thành công nhất với công nghệ quét mã vạch 2D cho giao dịch là Vin ID.

Con người đang đi dần hơn đến với sự tự động. Vè kèm theo đó là nhu cầu về sự an toàn và bảo mật. Hiện nay công nghệ quét mã vạch 2D này vẫn cần sự trợ giúp của internet. Các nỗ lực cải tiến và nghiên cứa phái triên ki-ốt đang dần có kết quả. Một sản phẩm đại diện là CM Series 2D Imager Modules. Thiết bị này giúp việc quét, mã hóa và lưu trữ thông tin trên chính nó. Dữ liệu sẽ không phải truyền tải qua mạng internet nữa. Các dịch vụ hỗ trợ khách hàng thông qua nhận diện cá nhân bằng mã 2D cũng sẽ càng hiện đại hơn. Và có thể sánh ngang những nhân viên tư vấn có đào tạo.

giải pháp quét mã vạch 2d - mã qr
mã vạch 2d, điển hình là qr đang được cải tiến cùng với theiest bị để bddarm bảo sự bảo mật

Giải pháp quét mã vạch 2D đang dần trở nên hiện đại hơn. Đối với một mã vạch có thể lưu trữ nhiều thông tin, nó đang dần giảm thiểu công sức và chi phí vận hành. Tương lai khi một quá trình mua sắm hay thanh toán gói gọn trong một cú quét trở nên phổ biến không còn xa nữa. Và các doanh nghiệp sẽ phải cố gắng không nhỏ để đạt được khả năng này. Tất cả chỉ bắt đầu từ một barcode scanner trong một thiết bị tự phục vụ.



Featured Posts
Recent Posts
Archive
Search By Tags
Follow Us
  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square
  • Google+ Basic Square
bottom of page