top of page

Công nghệ mã vạch Direct Part Marking là gì?

Đa số các công nghệ in mã vạch ngày nay đều sử dụng các loại in mã vạch lên giấy tem. Tuy nhiên có một công nghệ mới khác tồn tại và đang được sử dụng rộng rãi. Đặc biệt là trong các ngành công nghiệp. Đó chính là Direct Part Marking. Mình sẽ gọi tắt nó là DPM, và thật sự nó thông dụng hơn bạn tưởng đấy. Vậy nó có công dụng là gì? Khi nào bạn cần sử dụng nó? Và mã vạch có liên quan như thế nào đến DPM? Hãy ráng đùng mình đến cuối, bày này không quá dài đâu.


Định nghĩa DPM và công dụng của nó


1. DPM là gì? Mục đích của nó ra sao?


Direct Part Marking (hay đánh dấu từng phần) là công nghệ đánh dấu vĩnh viễn mã vạch. Mã vạch là các barcode được in trên các vật liệu như dụng cụ phẫu thuật, phụ tùng ô tô, đồ điện tử. Hay rộng hơn nữa là các vật liệu cứng kim loại, thủy tinh, nhựa. Và còn một số vật liệu mềm hơn như da hoặc thậm chí cao su. Các mã vạch sẽ được scan bằng máy scan mã vạch để lấy thông tin.

Công nghệ direct part marking - giới thiệu
Công nghệ direct part marking in trực tiếp như vậy

Công nghệ này có rất nhiều công dụng. Nhưng điểm lớn nhất và cũng là quan trọng nhất là giám sát. DPM có thể theo dõi các sản phẩm trong suốt vòng đời của chúng. Đặc biệt là các mặt hàng phải chịu môi trường khắc nghiệt (như phụ tùng ô tô chẳng hạn).

2. DPM được sử dụng trong cách ngành công nghiệp nào?

Ở Việt Nam có thể bạn không nghe đến nhiều ứng dụng của DPM. Vì đa số các sản phẩm tiêu dùng bình thường, kể cả điện thoại cũng chưa dùng đến nó. Tuy nhiên có những ngành công nghiệp mà bạn có thể đã nghe qua. Nhưng bạn không biết là chúng có sử dụng công nghệ DPM. Ví dụ như ô tô, hàng không vũ trụ, vũ khí và sản xuất.

Công nghệ direct part marking áp dụng trong sản xuất ô tô

Đến ngay cả bộ quốc phòng của một số nước ở Châu Âu và Châu Mỹ cũng cần sử dụng đến DPM. Một số tài sản thuộc quyền sở hữu của họ cũng được in mã vạch vật lý. Bạn có có thể nghĩ rằng chỉ những sản phẩm lớn như ô tô mới có mã này. Nhưng những vật phẩm nhỏ hơn như đồ trang sức cũng có thể được in vào.


3. Mã vạch nào được ứng dụng Direct Part Marking?


Nếu nghe bạn có thể sẽ bất ngờ đấy, đó là mã 2D Data Matrix. Mặc dù mã này không thông dụng bằng QR Code nhưng nó phù hợp hơn với DPM. Lý do chính là vì mã này cung cấp rất nhiều mã sửa lỗi. Sản phẩm hay vật phâm được in phải trải qua nhiều quá trình trước khi đến nơi cần đến. Tác động môi trường làm mã vạch trên chúng trở nên cực kì khó đọc. Một ví dụ chính là mã vạch in trên khối động cơ. Bụi bẩn và các chất gây ô nhiễm khác sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình đọc, cũng như xử lý đơn hàng. Với sự trợ giúp của Data Matrix, các phần sửa lỗi sẽ giúp bạn dễ dàng scan mã vạch hơn.


Công nghệ direct part marking dùng mã vạch 2D
Data Matrix là loại mã có nhiều error correction

3.1. Vậy mã vạch 1D có được ứng dụng DPM hay không?


Mã 1D không được ứng dụng nhiều so với 2D Data Matrix. Mã vạch 2D có khả năng chứa nhiều thông tin hơn. Bạn đưa nội dung mã hóa vào hai chiều chứ không phải một. Vì vậy bạn có thể mã hóa trung bình 2,000 kí tự vào trong nó. Đa số các nhà sản xuất lựa chọn mã 2D một phần vì khả năng mã hóa, nhưng cũng vì kích thước (hình vuông so với chữ nhật). Thông tin được mã hóa trong mã 2D là đa dạng (bao gồm cả kích thước của vật được in mã). Với những ngành công nghiệp yêu cầu gắt gao, thì một mã cần tùy biến để đáp ứng:

  • Truy xuất nguồn gốc và vị trí

  • Xác minh & Kiểm tra lỗi

  • Nhận dạng thành phần

Công nghệ direct part marking trong cơ khí
Không gian nhỏ khiến mã 2D được ưa chuộng hơn 1D

4. In mã vạch sử dụng công nghệ DPM ra sao?


Để thật sự làm các loại mã vạch được đóng lên những sản phẩm bề mặt cứng thì có 2 cách thông dụng. Đó là Laser Marking và Dot Peening.


2.1. Đánh điểm vật lý trong DPM (Dot Peening)


Dot peening là sử dụng công cụ để khắc mã vạch trực tiếp lên sản phẩm. Công cụ này khá nhọn để tạo mã vạch dễ dàng. Ưu điểm của nó là không phá phỡ các liên kết kim loại cấu thành sản phẩm. Điều đó hỗ trợ tính toàn vẹn của vật liệu.

Công nghệ direct part marking - Dot Peening

2.2. Phương pháp bắn laser (Laser Marking)


Đây là phương pháp dùng tia la-de để bắt vừa đủ lên bề mặt của vật liệu. Phản ứng hóa học sẽ tạo nên mã vạch có trên bề mặt của sản phẩm. Ánh sáng là năng lượng nhiệt nhưng không đủ để xuyên qua vật liệu vào bên trong. Do đó không ảnh hưởng đến sản phẩm.

Công nghệ direct part marking - Laser Marking
Bắn tia lade lên bề mặt kim loại

5. Điểm trừ của công nghệ Direct Part Marking


Một số trường hợp khi áp dụng công nghệ này mà máy không thể đọc được mã vạch. Nhưng không phải vì mã vạch 2D kém mà là quá trình in có vấn đề. Để xác định xem mã có thể đọc được hay không, trình xác minh DPM được sử dụng để phân loại mã và xác định chất lượng.

Công nghệ direct part marking - Chú trọng chất lượng in
Khi in nên để ý độ chính xác và chất lượng mã vạch

Nhưng làm sao để mã vạch này được đọc một cách hiệu quả nhất? Thì mã vạch nên có độ phân giải cao hơn ít nhất 2 lần độ phân giải của máy đọc dùng để đọc nó. Ví dụ như máy quét có độ phân giản 844 x 554 thì mã vạch nên có resolution là 1688 x 1108.


6. Vậy khi nào nên sử dụng DPM?


DPM khá tốn ké và có khả năng lỗi khi áp dụng. Nên trừ khi bạn cần in mã vạch trên các vật liệu cứng trực tiếp thì hẵng sử dụng nó. Ngoài ra có những điều kiện sau bạn cũng cần ghi nhớ:

  • Không gian in quá nhỏ cho nhãn mã vạch.

  • Các mặt hàng sẽ được tiếp xúc với các điều kiện môi trường mà ghi nhãn truyền thống có thể không chịu được.

  • Khi nó có thể có hiệu quả hơn về chi phí đối với in lên nhãn mã vạch.

  • Nếu nhận dạng hoặc dữ liệu phải được theo dõi trong suốt vòng đời của mặt hàng.

  • Nếu mặt hàng có thể được đánh dấu trong quá trình sản xuất.


7. Các máy đọc được mã vạch DPM?


Các thiết bị đọc mã vạch thông thường không thể nào đọc được mã vạch in nổi nên như vậy. Nên một số hãng, đặc biệt là Datalogic có sản xuất ra một số sản phẩm như:

Một số sản phẩm khác như Durascan D790 cũng được ứng dụng để quét mã vạch DPM. Bạn nên cân nhắc chi phí để trang bị máy phù hợp nhất cho mình.

Công nghệ direct part marking - máy quét DPM

Đó là những gì bạn cần biết về công nghệ DPM với mã vạch. Hi vọng bạn có được một kiến thức tổng quát về nó. Để sau này nếu bạn cần áp dụng thì sẽ không nhầm lẫn.

コメント


Featured Posts
Recent Posts
Archive
Search By Tags
Follow Us
  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square
  • Google+ Basic Square
bottom of page