top of page

Công nghệ thủy vân số có lợi ích gì?

Nếu bạn làm trong các ngành công nghiệp thì chắc hẳn đã khá quen với thủy vân số. Nhưng với những khách hàng hay doanh nghiệp mới bắt đầu làm quen với mã vạch? Thì vấn đề Digital Watermarking là một cái gì khá mới mẻ. Đây cũng không phải là vấn đề gì quá là khó hiểu. Và bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp một số thắc mắc về công nghệ này. Nhiệm vụ, lợi ích và những vấn đề cần chú ý xoay quanh nó là gì?




Những điều cần biết về Digital Watermarking


1. Định nghĩa về Digital Watermarking


Nhiều người sẽ quen với cái tên tiếng anh này hơn là Thủy Vân Số. Ngắn gọn thì đây là công nghệ giúp một doanh nghiệp có thể thêm một đoạn mã vào sản phẩm của mình. Sản phẩm có thể là video, âm nhạc, sản phẩm cứng (hàng hóa) hay tài liệu. Đặc biệt đối với các ngành sản xuất thì mã này tồn tại trong mã vạch. Để làm được điều này thì bạn cần các thiết bị cùng như phần mêm chuyên dụng để thực hiện nó. Hoặc bạn có thể liên hệ với một công ty chuyên cung cấp dịch vụ này để nhận hỗ trợ. Từ đó bạn có thể đảm bảo quyền lợi của sản phẩm doanh nghiệp của mình.

Định nghĩa công nghệ thủy vân số
Khả năng khẳng định sản phẩm thuộc sử hữu nhờ vào công nghệ thủy vân số

Cũng vì công nghệ chuyên dụng này mà các thiết bị mã vạch cũng cần có chức năng đọc và in loại mã vạch này. Nếu không thì máy sẽ không nhận diện ra mã thủy vân số và chỉ in mã thông thường.

2. Công dụng của thủy vân số?


Nếu nói về tác dụng của Watermarking thì có khá nhiều. Nhưng tác dụng lớn nhất của nó chính là xác nhận quyền sở hữu đối với vật được đánh dấu. Hanh nói chính xác hơn là khẳng định bản quyền của sản phẩm đó. Để khi sản phẩm bị làm nhái hay có vấn đề về làm giả thì bạn sẽ có thứ để bảo vệ sản phẩm của mình.


Công dụng thứ 2 có thể là khả năng truy tìm sản phẩm được đánh dấu. Vì công nghệ thông tin này cho mỗi doanh nghiệp là không giống nhau. Bạn có thể dễ dàng theo dõi và đánh dấu các sản phẩm được chúng. Đó cũng là một cách để bạn theo dõi mà không cần đến công nghệ RFID đắt đỏ.

Mã vạch đã được nhúng công nghệ thủy vân số

Bạn cũng có thể gửi thông điệp ẩn đến nhà phân phối hay cở sở bán lẻ. Qua đó họ có thể biết được thông tin hay các bảo quản cũng như đưa đến khách hàng cuối cùng tốt hơn. Đây là công dụng được nhiều người sử dụng sau “đăng ký bản quyền”. Vì nó được khởi nguồn từ một công nghệ mà mình sẽ nói ngay sau đây.


3. Xuất xứ của công nghệ Thủy Vân Số


Trước khi Digital Watermarking được sáng chế ra thì có một kỹ năng khác được khá nhiều người áp dụng. Đó chính là Covered Writing. Đó là cách giấu thông điệp của mình trong một đồ vật để người duy nhấ có thể đọc được là người nhận. Điều này không giống với mã hóa thông điệp. Vì căn bản là mã hóa thông điệp là chặn truy cập với người không có thẩm quyền. Trong khi Digital Watermarking và Covered Writing vẫn có thể quét ra được, nhưng người quét chưa chắc đã hiểu được.

4. Nơi để đăng kí hỗ trợ thủy vân số?


Có một số công ty chuyên về công nghệ này để bạn có thể tham khảo và áp dụng. Riêng đối với mã vạch, thì có mã Digimarc là được áp dụng vào đa số những mã vạch in trên thế giới (dù là 1D đến 2D). Và công nghệ này sau khi xong vẫn được đăng kí với các mã vạch ở cơ sở GS1 và xét duyệt. Và đa số các máy quét mã vạch thủy vân số cũng đèu được cấu tạo để quét các mã theo tiêu chuẩn Digital Watermarking của Digimarc.

Hình ảnh đượng nhúng công nghệ thủy vân số của Digimarc

Các mã vạch digimarc digital watermarking tùy theo trường hợp hay nhu cầu sử dụng mà sẽ có giải pháp khác nhau. Nên bạn nên hỏi tư vấn kĩ trước khi đăng kí giải pháp để tối ưu hóa hiệu quả và chi phí.


5. Người ta áp dụng thủy vân số vào mã vạch như thế nào?

Cách dùng công nghệ thủy vân số

Có 3 cách chính để chèn mã vạch thủy vân số:

  • Dùng phụ gia để ém lên một mã vạch đã có (Additive Modification). Phương pháp này tốn ít chi phí nhất những mã dễ bị nhiễu do can thiệp sóng băng tần bên ngoài.

  • Dùng phương pháp lượng tử để in ấn mã vạch Digital Watermarking. Hình mờ lượng tử hóa chịu độ mạnh rất kém, nhưng có chứa nhiều thông tin hơn do miễn nhiễm nhiễu của máy chủ.

  • Phương pháp điều chế biên độ để in mã vạch DWM. Đây là phương pháp tương tự như phương pháp đầu tiên nhưng là nhúng trong nền không gian.


6. Có những lại mã thủy vân số nào?


Các loại mã vạch thủ vân số thì tùy theo nhu cầu sử dụng mà chia thành 2 loại. Và mỗi loại sẽ có một ưu điểm khác nhau cho người sử dụng nó.

  • Thủy vân số hữu hình: Là mã in hiển thị trên ảnh của bạn, những người có ý định sử dụng hình ảnh của bạn sau khi tìm thấy nó trên các công cụ tìm kiếm hình ảnh như tìm kiếm Google Image sẽ suy nghĩ kỹ trước khi nâng nó bất hợp pháp. Ngoài việc nêu rõ quyền sở hữu trí tuệ và bản quyền của bạn, hình mờ có thể quảng bá hình ảnh, trang web hoặc doanh nghiệp của bạn khi những người xem hình ảnh biết phải liên hệ với ai hoặc từ đâu sản phẩm được nêu trong hình ảnh.

  • Thủy vân số vô hình: Mục đích của việc sử dụng hình mờ vô hình không phải để ngăn chặn hành vi trộm cắp mà chủ yếu là xác định hoặc tìm nơi sử dụng hình ảnh của bạn mà không có sự đồng ý. Phần mềm watermark vô hình có thể tìm kiếm trên web và tìm thấy một số trang web mà hình ảnh của bạn được sử dụng mà không có sự cho phép của bạn. Như đã nêu trước đây, đây không phải là biện pháp phòng ngừa, đây là bước cần thực hiện sau khi hành vi trộm cắp diễn ra..


7. Những thiết bị nào có thể quét được mã vạch thủy vân số?


Với mã vạch được áp dụng Digital Watermarking, thì các máy quét mã vạch thông thường không thể đọc được chúng. Và chỉ có một số thiết bị được trang bị đọc này mới có khả năng đọc nó thôi. Hầu hết những thiết bị giá rẻ sẽ không có khả năng này. Nên bạn nên trông chờ một máy quét mã vạch cầm tay giá vào khoảng từ 4,000,000 trở lên một chút. Một số thiết bị bạn có thể tham khảo bao gồm:

máy quét mã vạch nhúng công nghệ thủy vân số
Zebra Symbol DS4308

Bạn còn gì thắc mắc về công nghệ mã vạch Watermarking này hay không? Nếu có hãy comment phía dưới hay góp ý thêm để post này có phần hoàn thiện hơn nhé.


Comments


Featured Posts
Recent Posts
Archive
Search By Tags
Follow Us
  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square
  • Google+ Basic Square
bottom of page