top of page

8 điều về mã vạch có thể bạn chưa biết

Bạn có thể thấy nhàm chán trong một ngành công nghiệp không có nhiều màu sắc? Hay là bạn thấy mã vạch thật sự không có gì thú vị để tìm tòi? Thế thì những điều trong bài này có thể làm bạn cảm thấy thoải mái hơn một chút. Mã vạch, trong chặng đường gần 60 năm phát triển đã để lại nhiều điểm đáng nhớ. Có những điểm đã có thể thay đổi hoàn toàn mã vạch như hiện tại mà chúng ta biết. Dưới đây là một số điều về mã vạch có thể bạn chưa biết.

8 điều về mã vạch - giới thiệu
Mã vạch cho bạn những điều thú vị gì?

1. Mã vạch 2D đầu tiên được ra đời không phải là mã QR

Bạn có thể nói là QR Code là mã vạch 2D thịnh hành nhất. Nhưng bạn không thể nói nó là mã vạch ra đời đầu tiên. Chính xác là vào năm 1987, thì mã vạch 2D đầu tiên được phát hiện ra. Đó là Code 49. Đây là dạng mã chồng có hình dáng như nhiều vô vuông có viền đen. Bạn có thể nói nó là mã vạch chồng nữa và sự thật là nó là một trong những mã chồng đầu tiên trên thế giới.

8 điều về mã vạch - Mã vạch 2D đầu tiên không phải là QR Code
Code 49 và Code 16K ra vào khoảng thời gian rất gần nhau

Mã này ít được sử dụng hiện nay vì sự xuất hiện của mã QR. Tuy nhiên đó vẫn là điều mà có thể bạn sẽ cảm thấy thú vị.


2. Mã vạch 1D suýt không có hình dáng như hiện nay

Khi mã vạch đang tong giai đoạn hình thành và phát triển, thì có 2 lựa chọn. Lựa chọn đầu tiên là làm hình dáng mã vạch này như hiện nay. Thứ 2 là làm cho mã vạch 1D có dạng như là bia bắn cung vậy. Đúng vậy đó, nếu ý tưởng thứ 2 được thông qua thì có thể mã vạch trên sản phẩm đã là hình tròn rồi. Nó cũng phần nào khiến bạn tò mò rằng nếu mã vạch trở thành sự thật thì sẽ như thế nào?

8 điều về mã vạch - mã vạch hình tròn
Hình tròn (bia bắn tên) là hình dáng được cân nhắc lúc đầu của mã vạch 1D

Sự thật là việc mã vạch hình tròn sẽ làm phức tạp hơn quy trình chế tạo máy quét mã vạch. Nên việc có hình dạng hiện nay khiến việc giải mã bằng tia laser dễ dàng hơn rất nhiều.


Bạn có thể tham khảo về hình dáng mã vạch này ở link sau: https://www.relegen.com/blog/bullseye-barcode-history/


3. Mã vạch QR không hẳn là mã vạch bảo mật nhất

Nếu bạn có đọc qua bài về tính bảo mật của mã vạch QR, thì bạn có thể thấy được tính bảo mật của QR là tương đối. Và dĩ nhiên có mã vạch có bảo mật tốt hơn so với mã QR. Và đối tượng hơn nó ở đây là mã vach Data Matrix. Data Matrix có cấu tạo mã phức tạp hơn so với QR. Nên mặc dù mã không chứa nhiều kí tự hơn QR, nhưng về mặt error correction và tính giải mã, thì Data Matrix khó hơn rất nhiều.

8 điều về mã vạch - Mã vạch QR không hẳn là bảo mật nhất

Ngoài ra, với khả năng chưa nhiều ký tự trong không gian nhỏ, nên bạn hay thấy mã vạch này ở trên các sản phẩm siêu nhỏ như vi mạch.


4. PDF417 là mã vạch 1D hay 2D?

Đây là điều mà bạn có thể thấy thú vị về loại mã vạch này. PDF417 được cấu tạo từ nhiều mã vạch 1D xếp chồng lên nhau. Và thông tin được giải mã theo từng hàng đó đổ xuống dưới. Tuy nhiên, không phải máy quét mã vạch 1D nào có thể giải mã được loại mã này. Vì vậy nên dù nó có phần giống mã vạch 1D, bạn có thể an tâm nói rằng đây là một mã vạch 2D mà không sợ bị nhầm lẫn.

8 điều về mã vạch - PDF417 là mã vạch 1D hay 2D

5. Mã vạch được quét với khả năng chính xác cao

Nếu mã vạch của bạn đáp ứng đủ tiêu chuẩn, thì khả năng mã bị quét sai chỉ có 0.01% mà thôi. Hầu hết các mã vạch hiện hành thì tỉ lệ quét được của chúng đều là 99,99%. Nên cùng một mã vạch UPC thì bạn có cầm máy quét mã vạch Datalogic QW2400 hay là Denso AT30Q thì cũng là như nhau.


6. Máy quét mã vạch được lên kệ đầu tiên

Nếu bạn có đọc bài về mã vạch sản phẩm đầu tiên thì bạn cũng biết đó là mã UPC rồi. Nhưng còn một điều bạn chưa để ý đến. Ngày mà mã vạch UPC đầu tiên trình làng, thì cũng là ngày máy quét mã vạch đầu tiên tại siêu thị cũng được lắp đặt.


Đây đồng thời cũng là một trong những cột mốc quan trọng trong lịch sử của mã vạch.


Tham khảo link này để hiểu về các cột mốc trên: https://thanhtheblog.weebly.com/noi-dung/7-cot-moc-quan-trong-ve-ma-vach


7. Mã vạch có ở “nghĩa trang” ?

Điều này mình để ở cuối vì nó có phần hơi nhạy cảm một chút. Nhưng mã QR có mặt ở một số nghĩa trang tại Mỹ. Điển hình cho ví dụ này là ở Seattle, mã vạch được in lên bia. Khi quét thì mã sẽ hiển thị ra thông tin của chủ sở hữu bia này.


8. Một số loại mã vạch bạn có thể giải mã bằng tay

Mặc dù mã vạch chỉ có thể đọc bởi đầu đọc mã vạch hay máy kiểm kho cầm tay, nhưng một số loại mã vạch có đủ sự đơn giản. Đơn giản đến mực mà bạn cần 5 – 10p trên một tờ giấy là bạn có thể giải mã chúng rồi. Bạn có thể tham khảo 2 bài viết trong blog này về các giải mã vạch 1D và 2D. Mã vạch 1D sẽ dễ giải hơn mã vạch 2D rất nhiều. Nên nếu bạn có thời gian tìm hiểu và mày mò, thì có thể thử giải chúng xem sao nhé. (tham khảo cách giải QR code ở dưới)

Đó là 8 fun facts về mã vạch mà bạn có thể chưa biết đến. Với những công dụng có thể của nó, mà có nhiều sự thú vị do chính người sử dụng mang lại. Vậy bạn sẽ ứng dụng công nghệ tự động hóa doanh nghiệp này vào những điều gì?

Comments


Featured Posts
Recent Posts
Archive
Search By Tags
Follow Us
  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square
  • Google+ Basic Square
bottom of page